Network Admin


CHƯƠNG I: TỔNG QUAN

1.1  Giới thiệu cơ bản

Hiện nay, để xây dựng các hệ thống lớn như (Google, Yahoo…) điều tối quan trọng là phải làm cách nào để có thể tích hợp dữ liệu để từ đó có thể dùng chung giữa các hệ thống khác nhau. Trong đó, tích hợp tài khoản của người sử dụng là vấn đề cần thiết nhất.
Hãy tưởng tượng một hệ thống với khoảng 5 - 6 mô đun khác nhau, mỗi mô đun lại được thiết kế trên một nền tảng khác nhau (có người thì dùng Oracle + AS Portal, có người thì dùng DB2 với WebSphere, người khác thì dùng MySQL với Phpnuke, người thì dùng Window, người thì cài Linux, người sử dụng MacOS), do đó cần có một hệ thống cung cấp và quản lý người dùng khác nhau. Vậy thì với mỗi mô đun, người sử dụng cần phải có một username và một password khác nhau, đó là điều không thể chấp nhận được. Người dùng chẳng mấy chốc mà chán ghét hệ thống.
Làm cách nào để có thể tích hợp được người dùng giữa các hệ thống trên? Câu trả lời đó là LDAP. Vậy LDAP là gì?

1.2  Định nghĩa về LDAP

LDAP (Lightweight Directory Access Protocol – giao thức truy cập nhanh các dịch vụ thư mục) là một ngôn ngữ để LDAP client và server giao tiếp với nhau, là giao thức hướng thông điệp dạng client/server dùng để truy cập dịch vụ thư mục (Port mặc định: 389).Là một mô hình thông tin cho phép xác định cấu trúc và đặc điểm của thông tin trong thư mục.
LDAP nằm ở tầng ứng dụng (Application) trong mô hình OSI, chạy trên TCP/IP.
                         
  Hình 1. X.500 thông qua mô hình OSI – LDAP thông qua TCP/IP
X.500: được biết như là một heavyweight, là một tập các chuẩn. Nó yêu cầu client và server liên lạc với nhau sử dụng theo mô hình OSI. Mô hình 7 tầng của OSI - mô hình chuẩn phù hợp trong thiết kế với giao thức mạng.

1.3  Giải thích cụm từ “Lightweight Directory Access Protocol”

1.3.1  Lightweight

LDAP được so sánh với lightweight vì nó sử dụng gói tin overhead thấp, nó được xác định chính xác trên lớp TCP, và lược bỏ rất nhiều phương thức ít được dùng của X.500 (heavyweight).
Có các Server LDAP như openLDAP, OpenDS, Ative Directory, 389-directory…..

1.3.2  Directory

Dịch vụ thư mục không được nhầm với cơ sở dữ liệu, nó được thiết kế đọc nhiều hơn nghi,còn đối với cơ sỡ Dữ liệu nó thiết kế phù hợp cho cả việc đọc và nghi  một cách thường xuyên và lặp đi lặp lại.
LDAP chỉ là một giao thức, nó là tập thông tin cho việc xử lý các loại dữ liệu. Một giao thức không thể biết dữ liệu được lưu trữ ở đâu. LDAP không hỗ trợ xử lý và những đặc trưng khác như của cơ sở dữ liệu.
Client sẽ không bao giờ thấy được hoặc biết rằng có một bộ máy lưu trữ backend. Vì lý do này, LDAP client cần liên tác với LDAP server theo mô hình chuẩn sau:
Hình 2. Mối quan hệ giữa LDAP client, LDAP server và nơi chứa dữ liệu

1.3.3  Access

LDAP là một giao thức truy cập. Nó đưa ra mô hình dạng cây của dữ liệu, và mô hình dạng cây này được nhắc tới khi bạn truy cập một LDAP server.
Giao thức truy cập client/server, một client có thể đưa ra một loạt những yêu cầu và những trả lời cho những yêu cầu đó lại được trả lời theo những cách sắp xếp khác nhau.
Hình 3. Dạng cây thư mục

1.3.4  Protocol

LDAP là một giao thức hướng thông điệp. Client tạo ra một thông điệp LDAP chứa một yêu cầu và gửi nó đến server. Server xử lý yêu cầu đó và gửi trả kết quả lại cho client theo một chuỗi gồm một hoặc nhiều thông điệp LDAP

1.4  Lịch sử phát triển

Phát triển  vào giữa thập niên 1980, Ủy ban Tư vấn Điện thoại - Điện tín quốc tế (International Telegraph and Telephone Consultative Committee - CCITT), tiền thân của Liên minh Viễn thông quốc tế (International Telecommunication Union - ITU) và Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (International Organization for Standardization - ISO) đã hợp tác với nhau để tạo ra một chuẩn mới cho dịch vụ thư mục nhằm mục đích thống nhất nỗ lực của 2 tổ chức. Cuối năm 1988, CCITT đã công bố chuẩn dịch vụ thư mục X.500 đầu tiên. Sau đó, chuẩn này đã được cập nhật vào các năm 1993, 1997 và 2001.
Khi mới xuất hiện, X.500 đã mang lại rất nhiều tiện ích cho người dùng. Nhưng về sau, nó bộc lộ những khiếm khuyết của mình. Một trong những khiếm khuyết đó nằm ở giao thức DAP (Directory client Access Protocol - giao thức truy cập thư mục khách) của X.500. Giao thức này tương đối phức tạp, không thích hợp và không có sẵn trên các máy tính thời đó. Bên cạnh đó, DAP cũng khá cồng kềnh và khó hiện thực. Vì những lý do đó, người ta bắt đầu nghĩ đến một cách tiếp cận mới để tránh việc phải hiện thực một giao thức phức tạp như vậy.
Vào khoảng năm 1990, 2 giao thức đơn giản hóa của DAP, gọi là DAS (Directory Assistance Service) và DIXIE (Directory Interface to X.500 Implemented Efficiently) đã được định nghĩa lần lượt trong RFC 1202 và RFC 1249.
Sau sự ứng dụng thành công của DIXIE và DAS, các thành viên của OSI-DS quyết định tăng cường nguồn lực vào việc tạo ra một giao thức truy cập thư mục đơn giản hóa với đầy đủ tính năng cho X.500. Đó chính là LDAP.

1.5  Các phiên bản LDAP

Gồm 3 phiên bản
-          LDAPv1: được định nghĩa trong RFC 1487. Phiên bản này đã sớm bị loại bỏ vì không thể giao tiếp giữa các server, không sao chép được hay vấn đề bảo mật không đủ mạnh.
-          LDAPv2: được định nghĩa trong RFC 1777 và 1778. LDAPv2 bị giới hạn bởi vấn đề bảo mật kém, nó không hỗ trợ các giao thức mở rộng, không quốc tế hóa và nó đã không đẩy mạnh phát triển một chuẩn internet đầy đủ.
-          LDAPv3: được thiết kế để khắc phục những hạn chế trước đó và có thêm các tính năng mới: tăng cường bảo mật, hỗ trợ ký tự Unicode, giao thức mở rộng, định nghĩa sơ đồ dữ liệu. LDAPv3 được phát triển vào cuối những năm 1990 để thay thế LDAPv2. LDAPv3 thêm các tính năng sau đây:
§  Xác thực dịch vụ dữ liệu bảo mật mạnh mẽ thông qua SASL
§  Chứng thực bảo mật dữ liệu thông qua TSL (SSL)
§  Quốc tế hóa thông qua sử dụng Unicode
§  Referrals and Continuations (chuyển tiếp)
§  Schema Discovery (khám phá sơ đồ).
§  Mở rộng (điều khiển, và nhiều hoạt động mở rộng khác)

1.6  Khi nào sử dụng LDAP

Nói tóm lại, ta nên sử dụng LDAP Server khi ta đòi hỏi dữ liệu phải quản lý tập trung, thông tin được lưu trữ và truy cập thông qua phương pháp phổ biến.
Một số ứng dụng trong đời sống thực tế hay sử dụng:
-         Machine Authentication
-         User Authentication
-         User/System Groups
-         Address book
-         Organization Representation
-         Asset Tracking
-         Telephony Information Store
-         User resource management
-         E-mail address lookups
-         Application Configuration store
-         PBX Configuration store
-        

No comments:

Post a Comment